Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015
Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015
NGUYÊN NHÂN GÂY RA MỤN TRỨNG CÁ
Nguyên nhân, phân loại và phác đồ điều trị mụn
BS. Trần Thiện Tư
Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP.HCM
Mụn là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Thường bệnh xảy ra vào tuổi vừa trưởng thành (khoảng 14, 15 tuổi) và kéo dài đến trên hai mươi tuổi mới khỏi. Một số ít người đến trên 40 tuổi vẫn còn bị mụn.
Sau khi hết mụn, nhiều người trên mặt bị rất nhiều sẹo xấu. Do đó, làm cho hết mụn là mối quan tâm rất lớn của người bệnh, thân nhân và nhất là các thầy thuốc về chuyên khoa da liễu cũng như chuyên khoa về tạo hình thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây mụn có nhiều, ngoài các yếu tố bên ngoài như môi trường, tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp hoặc dùng một số thuốc trị bệnh... Có 4 nguyên nhân chính gây mụn như sau:
- Da nhờn, sự bài tiết chất bã tăng ở vùng mặt.
- Nhiễm trùng.
- Viêm nang lông.
- Xáo trộn về nội tiết.
Những phát hiện mới về nguyên nhân gây mụn
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có một số yếu tố góp phần gây mụn và làm cho mụn khó điều trị:
- Vai trò miễn dịch tế bào trong sự phát triển viêm nhiễm gây mụn (tế bào lymphô T).
- Sự tạo thành màng biofilm do vi trùng gây mụn sinh ra bao quanh vi trùng và các tế bào biểu bì làm kháng sinh điều trị thấm vào khó.
- Sự tạo thành chất Défensine nhóm beta của cơ thể chống lại vi trùng.
- Có sự liên quan giữa tình trạng stress và mụn.
- Các dân tộc kém văn minh ít bị mụn (người ta nghiên cứu 1200 người thổ dân ở đảo Trobian trong vùng Papouasie Tân Guinée, có 300 người tuổi từ 15 đến 25, không có người nào bị mụn). Nghiên cứu ở một số dân tộc kém văn minh khác, kết quả tương tự. Lý giải việc này có giả thuyết cho rằng nếp sống văn minh tạo cho con người thói quen dùng nhiều đường trong thức ăn, làm thay đổi sự quân bình về nội tiết và hậu quả là chất bã (sécrétion sébacée) được tiết ra nhiều.
Các nghiên cứu về mụn trên thế giới cho thấy mụn không phải là một bệnh riêng biệt mà là một nhóm bệnh gồm nhiều dạng khác nhau và có nguồn góc bệnh sinh khác nhau. Bệnh thường xảy ra ở nang lông vùng mặt. Người ta có thể chia mụn ra làm hai loại là mụn thật sự và tổn thương dạng mụn. Nhóm tổn thương dạng mụn được dùng để chỉ mụn da tiếp xúc với các hóa chất bên ngoài.
Mụn thật sự được hình thành theo hai giai đoạn:
- Thành lập cồi mụn.
- Viêm nhiễm cồi mụn, tạo thành mụn đỏ, cứng dưới da hay mưng mủ.
Mụn do nhiều nguyên nhân gây ra, nên điều trị mụn là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều loại thuốc và thời gian dài.
Phân loại và phác đồ điều trị mụn: có 4 loại mụn
1. Mụn nhẹ (loại 1): Chủ yếu là mụn đầu đen, đầu trắng và cồi mụn, đôi khi có vài nốt mụn đỏ hay mưng mủ, không bị sẹo mụn.
BS. Trần Thiện Tư
Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP.HCM
Mụn là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Thường bệnh xảy ra vào tuổi vừa trưởng thành (khoảng 14, 15 tuổi) và kéo dài đến trên hai mươi tuổi mới khỏi. Một số ít người đến trên 40 tuổi vẫn còn bị mụn.
Sau khi hết mụn, nhiều người trên mặt bị rất nhiều sẹo xấu. Do đó, làm cho hết mụn là mối quan tâm rất lớn của người bệnh, thân nhân và nhất là các thầy thuốc về chuyên khoa da liễu cũng như chuyên khoa về tạo hình thẩm mỹ.
Nguyên nhân gây mụn có nhiều, ngoài các yếu tố bên ngoài như môi trường, tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp hoặc dùng một số thuốc trị bệnh... Có 4 nguyên nhân chính gây mụn như sau:
- Da nhờn, sự bài tiết chất bã tăng ở vùng mặt.
- Nhiễm trùng.
- Viêm nang lông.
- Xáo trộn về nội tiết.
Những phát hiện mới về nguyên nhân gây mụn
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có một số yếu tố góp phần gây mụn và làm cho mụn khó điều trị:
- Vai trò miễn dịch tế bào trong sự phát triển viêm nhiễm gây mụn (tế bào lymphô T).
- Sự tạo thành màng biofilm do vi trùng gây mụn sinh ra bao quanh vi trùng và các tế bào biểu bì làm kháng sinh điều trị thấm vào khó.
- Sự tạo thành chất Défensine nhóm beta của cơ thể chống lại vi trùng.
- Có sự liên quan giữa tình trạng stress và mụn.
- Các dân tộc kém văn minh ít bị mụn (người ta nghiên cứu 1200 người thổ dân ở đảo Trobian trong vùng Papouasie Tân Guinée, có 300 người tuổi từ 15 đến 25, không có người nào bị mụn). Nghiên cứu ở một số dân tộc kém văn minh khác, kết quả tương tự. Lý giải việc này có giả thuyết cho rằng nếp sống văn minh tạo cho con người thói quen dùng nhiều đường trong thức ăn, làm thay đổi sự quân bình về nội tiết và hậu quả là chất bã (sécrétion sébacée) được tiết ra nhiều.
Các nghiên cứu về mụn trên thế giới cho thấy mụn không phải là một bệnh riêng biệt mà là một nhóm bệnh gồm nhiều dạng khác nhau và có nguồn góc bệnh sinh khác nhau. Bệnh thường xảy ra ở nang lông vùng mặt. Người ta có thể chia mụn ra làm hai loại là mụn thật sự và tổn thương dạng mụn. Nhóm tổn thương dạng mụn được dùng để chỉ mụn da tiếp xúc với các hóa chất bên ngoài.
Mụn thật sự được hình thành theo hai giai đoạn:
- Thành lập cồi mụn.
- Viêm nhiễm cồi mụn, tạo thành mụn đỏ, cứng dưới da hay mưng mủ.
Mụn do nhiều nguyên nhân gây ra, nên điều trị mụn là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều loại thuốc và thời gian dài.
Phân loại và phác đồ điều trị mụn: có 4 loại mụn
1. Mụn nhẹ (loại 1): Chủ yếu là mụn đầu đen, đầu trắng và cồi mụn, đôi khi có vài nốt mụn đỏ hay mưng mủ, không bị sẹo mụn.
KINH NGHIÊM TRỊ MỤN QUÝ GIÁ
2. Mụn vừa (loại 2): Cồi mụn với nhiều nốt mụn đỏ và mụn mủ; có ít sẹo mụn.
3. Mụn nặng: có nhiều cồi mụn, nốt mụn và mụn mủ, lan rộng đến lưng, ngực và vai, đôi khi có mụn bộc.
Các loại mụn trên có thể điều trị đơn giản bằng các phương pháp thông thường như làm giảm sự bài tiết chất nhờn, ngăn chặn sự thành lập cồi mụn, điều trị nhiễm trùng, theo chế độ dinh dưỡng, vệ sinh hợp lý.
4. Mụn rất nặng: gồm 4 loại
Mụn trứng cá cụm (Acne Conglobata) là dạng nặng và mạn tính của mụn trứng cá, có các đặc tính:
- Mưng mủ sâu
- Viêm
- Làm hư da
- Gây sẹo
- Mụn đầu đen thường không thấy rõ, mụn đầu trắng xảy ra ở mặt cổ, lưng, cánh tay, thân mình.
Trong mụn trứng cá cụm, mô viêm được thành lập quanh nhiều cồi mụn, làm nốt mụn ngày càng lớn lên cho đến khi nó tự vỡ và chảy mủ ra. Dưới nốt mụn có thể thành hình chỗ loét sâu gây ra sẹo.
Mụn trứng cá cụm có thể được thành hình từ mụn bộc hay mụn mủ không lành và trở nên nặng thêm. Đôi khi mụn trứng cá cụm bùng phát ở nốt mụn đã lành nhiều năm.
Phái nam bị mụn trứng cá cụm nhiều hơn nữ, bệnh thường xảy ra giữa 18 và 30 tuổi. Nguyên nhân bệnh này chưa được biết rõ.
** Điều trị mụn trứng cá cụm chủ yếu là Isotretinoine. Đôi khi cần dùng kháng sinh. Việc điều trị kéo dài nhiều đợt, có khi đến cả năm.
Acne fulminans:
Mụn viêm nhiễm và hoại tử nặng xảy ra đột ngột, gồm các đặc điểm:
- Mụn viêm loét với các triệu chứng nặng
- Sốt
- Viêm và đau các khớp xương, nhất là khớp háng và đầu gối.
Bệnh xảy ra thường là do các loại mụn nhẹ không được điều trị tốt hoặc mụn trứng cá cụm chuyển nặng.
** Điều trị bằng Corticosteroids hay các kháng viêm không chứa cortisone để làm giảm viêm. Dạng mụn này có thể tái phát về sau, cần điều trị lâu dài với Isotretinoin.
Nodulocystic Acne (mụn bộc)
Mụn bộc thật ra không phải là một nang thật sự mà là sự phát triển lớn của cấu trúc da thành hạt viêm, không có màng bao chung quanh. Mụn bộc có thể phát triển từ nốt mụn thường hoặc đôi khi từ một nang nhỏ ở da, một loại u nang thường không liên quan đến mụn. Trong nang có thể chứa đầy dịch màu vàng như mủ. Nang thường bị viêm nhiễm, cần điều trị bằng cách chích rạch tại cơ sở y tế. Mụn ít khi thành dạng như u nang, gọi là mụn bộc, là dạng nang mụn đường kính có thể lớn đến nhiều phân (cm). Mụn bộc có thể đơn độc hoặc lan rộng đến vùng cổ, da đầu, lưng, ngực, vai và có thể gây đau nhức.
Mụn bọc có thể ở gần nhau, liên kết với nhau bên dưới do các đường hầm, tạo thành một dạng mụn nặng khác gọi là acne conglobata.
** Điều trị Mụn bộc cần tích cực hơn, bao gồm kháng sinh và Isotretinoine, hoặc chích vào nốt mụn corticosteroids làm mụn xẹp xuống trong 3 đến 5 ngày. Một vài mụn bộc lớn không đáp ứng với điều trị bảo tồn cần phẫu thuật.
Viêm nang lông với vi trùng Gram âm (Gram negative folliculitis)
Viêm nang lông gây ra do mụn nhiễm trùng được điều trị bằng kháng sinh lâu ngày có thể gây ra viêm nang lông do vi trùng Gram âm (một nhóm vi trùng khi nhuộm màu, xem dưới kính hiển vi không bắt màu xanh dương)
** Điều trị viêm nang lông do vi trùng Gram âm, thường các vi trùng này kháng nhiều kháng sinh. Do đó phải điều trị kết hợp Isotretinoine và kháng sinh thích hợp trị vi trùng Gram âm
5. Ảnh vài loại mụn ít gặp:
Kết luận:
Mụn là bệnh nhẹ, nhưng làm da mặt bị xấu đi và có thể để lại sẹo mụn lâu dài. Việc điều trị khá phức tạp, mất nhiều thời gian. Nhiều trường hợp điều trị kéo dài đến cả năm.
.
2. Mụn vừa (loại 2): Cồi mụn với nhiều nốt mụn đỏ và mụn mủ; có ít sẹo mụn.
3. Mụn nặng: có nhiều cồi mụn, nốt mụn và mụn mủ, lan rộng đến lưng, ngực và vai, đôi khi có mụn bộc.
Các loại mụn trên có thể điều trị đơn giản bằng các phương pháp thông thường như làm giảm sự bài tiết chất nhờn, ngăn chặn sự thành lập cồi mụn, điều trị nhiễm trùng, theo chế độ dinh dưỡng, vệ sinh hợp lý.
4. Mụn rất nặng: gồm 4 loại
Mụn trứng cá cụm (Acne Conglobata) là dạng nặng và mạn tính của mụn trứng cá, có các đặc tính:
- Mưng mủ sâu
- Viêm
- Làm hư da
- Gây sẹo
- Mụn đầu đen thường không thấy rõ, mụn đầu trắng xảy ra ở mặt cổ, lưng, cánh tay, thân mình.
Trong mụn trứng cá cụm, mô viêm được thành lập quanh nhiều cồi mụn, làm nốt mụn ngày càng lớn lên cho đến khi nó tự vỡ và chảy mủ ra. Dưới nốt mụn có thể thành hình chỗ loét sâu gây ra sẹo.
Mụn trứng cá cụm có thể được thành hình từ mụn bộc hay mụn mủ không lành và trở nên nặng thêm. Đôi khi mụn trứng cá cụm bùng phát ở nốt mụn đã lành nhiều năm.
Phái nam bị mụn trứng cá cụm nhiều hơn nữ, bệnh thường xảy ra giữa 18 và 30 tuổi. Nguyên nhân bệnh này chưa được biết rõ.
** Điều trị mụn trứng cá cụm chủ yếu là Isotretinoine. Đôi khi cần dùng kháng sinh. Việc điều trị kéo dài nhiều đợt, có khi đến cả năm.
Acne fulminans:
Mụn viêm nhiễm và hoại tử nặng xảy ra đột ngột, gồm các đặc điểm:
- Mụn viêm loét với các triệu chứng nặng
- Sốt
- Viêm và đau các khớp xương, nhất là khớp háng và đầu gối.
Bệnh xảy ra thường là do các loại mụn nhẹ không được điều trị tốt hoặc mụn trứng cá cụm chuyển nặng.
** Điều trị bằng Corticosteroids hay các kháng viêm không chứa cortisone để làm giảm viêm. Dạng mụn này có thể tái phát về sau, cần điều trị lâu dài với Isotretinoin.
Nodulocystic Acne (mụn bộc)
Mụn bộc thật ra không phải là một nang thật sự mà là sự phát triển lớn của cấu trúc da thành hạt viêm, không có màng bao chung quanh. Mụn bộc có thể phát triển từ nốt mụn thường hoặc đôi khi từ một nang nhỏ ở da, một loại u nang thường không liên quan đến mụn. Trong nang có thể chứa đầy dịch màu vàng như mủ. Nang thường bị viêm nhiễm, cần điều trị bằng cách chích rạch tại cơ sở y tế. Mụn ít khi thành dạng như u nang, gọi là mụn bộc, là dạng nang mụn đường kính có thể lớn đến nhiều phân (cm). Mụn bộc có thể đơn độc hoặc lan rộng đến vùng cổ, da đầu, lưng, ngực, vai và có thể gây đau nhức.
Mụn bọc có thể ở gần nhau, liên kết với nhau bên dưới do các đường hầm, tạo thành một dạng mụn nặng khác gọi là acne conglobata.
** Điều trị Mụn bộc cần tích cực hơn, bao gồm kháng sinh và Isotretinoine, hoặc chích vào nốt mụn corticosteroids làm mụn xẹp xuống trong 3 đến 5 ngày. Một vài mụn bộc lớn không đáp ứng với điều trị bảo tồn cần phẫu thuật.
Viêm nang lông với vi trùng Gram âm (Gram negative folliculitis)
Viêm nang lông gây ra do mụn nhiễm trùng được điều trị bằng kháng sinh lâu ngày có thể gây ra viêm nang lông do vi trùng Gram âm (một nhóm vi trùng khi nhuộm màu, xem dưới kính hiển vi không bắt màu xanh dương)
** Điều trị viêm nang lông do vi trùng Gram âm, thường các vi trùng này kháng nhiều kháng sinh. Do đó phải điều trị kết hợp Isotretinoine và kháng sinh thích hợp trị vi trùng Gram âm
5. Ảnh vài loại mụn ít gặp:
Kết luận:
Mụn là bệnh nhẹ, nhưng làm da mặt bị xấu đi và có thể để lại sẹo mụn lâu dài. Việc điều trị khá phức tạp, mất nhiều thời gian. Nhiều trường hợp điều trị kéo dài đến cả năm.
.
Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015
TRỊ MỤN TRỨNG CÁ AN TOÀN NHẤT HIỆN NAY
Hãy sử dụng các loại rau quả quanh vườn để điều chế thành thuốc trị trứng cá hiệu quả, không tốn kém. Những “liều thuốc” thiên nhiên này có thể đem lại cho bạn một làn da mịn màng mà không cần đến kem tri mun đắt tiền.
Trị mụn trứng cá
1. Rau diếp cá: Rau diếp cá có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn nước, làm đẹp da.
Khi dùng, nên vò nhuyễn lá, vắt lấy nước, trộn với một ít cám gạo, thêm vài giọt dầu ô liu, đắp lên mặt 10-15 phút. Rửa sạch bằng nước lạnh.
2. Violet: Cho 30g cánh hoa violet vào nồi nước tinh khiết (1.000ml) đun trong vòng 10 phút.
Một phần nước dùng để uống như trà, một phần nước cô đặc lại còn 80ml. Dùng nước cô đặc này thoa lên mụn trứng cá mỗi ngày 4 lần.
3. Tỏi và mật ong: Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời từ 2-3 tháng, dùng hỗn hợp này đắp mặt thay mặt nạ dưỡng da sẽ làm da luôn sạch sẽ và trắng mịn màng.
Tỏi có tác dụng tăng cường sự bài tiết hocmon, tăng cường sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới. Chất alixin trong tỏi có tác dụng khử trùng bảo vệ tế bào da, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn làm cho da trắng mịn và không bị mụn.
4. Giấm lâu năm với trứng gà: Lấy 1 quả trứng gà ngâm vào 200ml giấm lâu năm (khoảng 3 năm). Ngâm 3 ngày, 3 đêm, khi nào bóp thấy quả trứng mềm là được. Sau đó vớt trứng gà ngâm từ trong giấm ra, đậy kín để dùng dần.
Lau vùng da bị mụn cho sạch với nước hoa hồng, lấy lòng trắng trứng gà thoa lên chỗ bị mụn. Sau đó rửa sạch mặt với nước ấm.
5. Lá mướp non: Lấy lá mướp non rửa sạch để ráo, giã vắt lấy nước cốt. Lau sạch mặt bằng nước hoa hồng rồi thoa nước cốt lá mướp lên chỗ có mụn.
6. Đu đủ xanh: Lấy một miếng đu đủ xanh (cả vỏ và hạt non) xay nát, đắp lên vùng da bị mụn.
7. Chuối tiêu và mật ong: Nghiền một quả chuối tiêu với 5 thìa mật ong. Đắp lên vùng da bị mụn. Để khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước lạnh.
8. Mật ong và bột quế: Trộn 3 thìa mật ong và 1 thìa cà phê bột quế, bôi đều hỗn hợp này lên vùng da bị mụn trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch vào sáng hôm sau với nước ấm.
9. Nước ép dưa leo: Ép dưa leo lấy nước, pha thêm vào một thìa cà phê kem tươi hoặc 2 thìa sữa tươi và một lòng trắng trứng, đánh đều, rồi lấy cọ quét dung dịch lên mặt để 15 phút rồi rửa mặt bằng nước ấm.
10. Lá lô hội: Dùng mũi dao cắt lát lá lô hội, lấy chất dịch tiết ra từ lá. Sau đó, nhẹ nhàng thoa chất dịch này lên những nốt mụn, để trong 10 phút, rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này làm mát và giảm độ sưng tấy của mụn. Làm tuần 2 lần.
11. Hạt nhục đậu khấu: Tán hạt nhục đậu khấu với sữa tươi, đắp lên vùng da bị mụn, sẽ không để lại sẹo.
12. Chè nhân ý dĩ đậu xanh: Rửa sạch đậu xanh và ý dĩ cho vào nồi hầm chín, sau đó bỏ đường phèn (không nên cho ngọt quá), mật ong khuấy đều. Đậu xanh có tác dụng thanh hỏa, giải khát, làm trắng da. Ý dĩ phòng ngừa và giảm mụn ở da mặt.
13. Nước vo gạo kết hợp với lá lô hội: Lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên, dùng muỗng nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá lô hội (bằng với lượng nước vo gạo dùng trong ngày).
Trộn đều hai thứ. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt thật sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, đến sáng ngủ dậy rửa sạch mặt bằng nước ấm.
14. Nước cốt rau sam: Rau sam tươi 1 nắm (30-50g) rửa sạch, giã nhỏ (hoặc xay nhuyễn), ép lấy nước cốt để riêng, bã để riêng. Rửa sạch mặt, lau khô. Dùng bông thấm nước cốt rau sam bôi lên vùng da bị mụn. Có thể bôi nhiều lần trong ngày, khôlại bôi tiếp.
Lúc ngủ trưa (hoặc tối), có thể đắp xác và nước cốt rau sam lên mặt để ngủ. Với cách làm này, làn da không chỉ mát dễ chịu mà các nốt “đèn pin” cũng sẽ lặn dần.
15. Cà rốt và sữa chua: Xay nhuyễn cà rốt rồi trộn đều với sữa chua (thành hỗn hợp sền sệt), xoa lên mặt để khoảng 20 phút rồi rửa bằng nước sạch. Sữachua diệt vi khuẩn, trị mụn trứng cá, sinh tố A làm lành sẹo, mờ vết thâm.
16. Lá bạc hà: Lá bạc hà tươi rửa sạch nghiền nát, đắp lên mặt hằng đêm sẽ giúp làm sạch da, lành những mụn trứng cá bị nhiễm trùng và loại bỏ các loại mụn khác trên mặt.
17. Nước chanh và bột quế: Chanh quả vắt lấy 1 thìa cà phê nước cốt trộn với 1 thìa cà phê bột quế, bôi lên vùng da bị mụn trên mặt.
18. Đắp cà chua: Cắt quả cà chua thành những lát tròn, mỏng. Nằm lên giường và đặt những lát cà chua lên khắp mặt, đặc biệt ở những nơi nổi nhiều mụn.
Giữ trong vòng 15 phút. Sau đó, lột bỏ cà chua trên mặt, rửa mặt bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn sạch.
19. Lá cải trắng: Dùng 3 lá cải trắng to, 1 chai không. Rửa sạch lá cải, trải lên mặt bàn khô, dùng chai nghiền. Khi lá cải chảy nước thì dừng. Làm 3 lần, mỗi lần 1 lá, 10 phút thay lá 1 lần.
Mỗi ngày đắp mặt một lần ngoài tác dụng trị được mụn trứng cá cách này còn giúp cho làn da trắng mịn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)